您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Sunderland, 03h00 ngày 4/2: Cầm chân nhau
Bóng đá42人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 03/02/2025 09:54 Nhận định ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Dhofar vs Al
Bóng đáPha lê - 04/02/2025 10:44 Nhận định bóng đá g ...
【Bóng đá】
阅读更多Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách bản đặc biệt 'Đảo mộng mơ'
Bóng đáSau 10 năm ra mắt, cuốn sách Đảo mộng mơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã nhận được sự yêu mến từ bạn đọc nhiều lứa tuổi và in hơn 30 lần liên tục. Trong năm 2020, để đặt dấu mốc kỷ niệm chặng đường 10 của tác phẩm, Đông A Books đã phát hành Đảo mộng mơ.Đây là ấn bản kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu, với một số đổi mới về hình thức như: Sách được làm bìa cứng có bìa áo và đai sách, in ấn trên chất liệu cao cấp… Với ấn phẩm này, Đông A Books hy vọng bạn đọc mến mộ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói chung và bạn đọc yêu thích tác phẩm Đảo mộng mơ nói riêng, sẽ có một cuốn sách kỷ niệm xứng đáng với tình cảm và kỳ vọng.
Ấn bản đặc biệt 'Đảo mộng mơ'. Ngoài 3.000 bản kỷ niệm được phát hành rộng rãi, Đông A còn ấn hành 106 bản đặc biệt làm thủ công phục vụ mục đích lưu trữ. Trong đó có một bản NGUYEN NHAT ANH dành tặng tác giả và 100 bản đánh số từ ĐA_001 đến ĐA_100, có chữ ký trực tiếp của tác giả dành cho người sưu tầm và chơi sách.
Để bạn đọc có cơ hội sở hữu ấn bản kỷ niệm trọn vẹn nhất, Đông A books sẽ tổ chức buổi ký tặng sách tại TP.HCM. Độc giả có thể đem cuốn Đảo mộng mơ- ấn bản kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu của mình, hoặc bất cứ tác phẩm nào của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mà bạn đang sở hữu, đến sự kiện để gặp gỡ và xin chữ ký của tác giả. Tại đây, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có những chia sẻ và giao lưu cùng bạn đọc.
Đảo mộng mơ là cuộc phiêu lưu của tâm hồn, nơi các nhân vật bé con có một chiếc đũa thần tên là mộng mơ, còn người lớn thì vô tình đánh rơi mất.
Ông viết: "Trừ một vài ngoại lệ như ông bố hay cô giáo đáng yêu trong câu chuyện này, người lớn chỉ thấy con nít là con nít, đống cát là đống cát, con chó là con chó, con mèo là con mèo. Người lớn không thấy biển cả. Người lớn không thấy hòn đảo, không thấy chúa đảo lẫn chúa đảo phu nhân, không thấy thổ dân… Bởi vì, người lớn nhìn bằng mắt, bằng trải nghiệm. Như vậy đó, người lớn đã thôi còn mơ mộng, vì người lớn đã trót đánh mất chiếc đũa ấu thơ".
Tình Lê
Cuộc sống của tác giả 'Lê Vân yêu và sống' giờ ra sao?
"Bùi Mai Hạnh, một người đã làm dâu xứ sở chuột túi, sống thân thiện, yêu mình trọng người. Người được thượng đế gửi cho một ông chồng đẹp lão, thông thái và vô cùng yêu vợ".
">...
【Bóng đá】
阅读更多Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải
Bóng đáGiai đoạn lịch sử đó của Trung Quốc – vì nhiều lý do được giấu kín trong nhiều năm trời - cho đến khi nhà báo đạt giải Pulitzer Jonathan Kaufman tiết lộ trong cuốn sách. Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải ra mắt phiên bản tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 2020, được Tân Việt Books và NXB ĐH Sư phạm ra mắt phiên bản tiếng Việt vào năm nay. Đây là thành quả của 30 năm nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng của tác giả về sự cạnh tranh, phát triển và tác động 2 gia tộc có nguồn gốc Do Thái lừng danh Sassoon và Kadoorie với sự phát triển của hai thành phố Thượng Hải, Hồng Kông. Với lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải bắt đầu bằng câu chuyện về tộc trưởng gia đình Sassoon - David Sassoon – phải chạy trốn khỏi Baghdad (Đế quốc Ottoman) vào đầu những năm 1800 do biến động chính trị. Sau khi thiết lập được vị thế ở Bombay, ông bắt đầu phát triển một đế chế toàn cầu bán các mặt hàng như gia vị, lụa và kim loại. Thượng Hải trở thành một trong những tiền đồn kinh doanh của họ.
Lúc này, các công ty như Jardine, Matheson đã mạo hiểm đến Thượng Hải để thu lợi nhuận lớn trong việc bán thuốc phiện. Gia đình Sassoon nhanh chóng học theo và vượt qua Jardines để trở thành nhà buôn thuốc phiện lớn nhất ở Trung Quốc. Song song với quá trình buôn bán kinh doanh, nhà Sassoon cũng thành lập các trường học, khu đô thị của gia tộc để giúp đỡ, đồng thời thu hút những người Do Thái tị nạn từ khắp Đế quốc Ottoman và biến họ trở thành nhân viên trung thành của mình. Những người này cùng với những người thân của David Sassoon sẽ được cử đến làm việc cho các tiền đồn kinh doanh khác nhau của gia đình họ.
Eleazer (Elly) Kadoorie là một người họ hàng xa của gia đình Sassoon được đào tạo các kỹ năng kiến thức kinh doanh từ các trường học đó; sau đó được cử đến Hồng Kông rồi Thượng Hải để làm việc cho nhà Sassoon. Năm 18 tuổi, khi nhận thấy triết lý kinh doanh, quan điểm về nhân đạo của mình khác với triết lý kinh doanh của nhà Sassoon, ông đã quyết định tách riêng, đặt những viên gạch nền móng cho công việc kinh doanh của gia tộc Kadoorie tại Trung Quốc.
Khởi đầu bằng việc môi giới chứng khoán, sau đó ông trở thành một nhà tư bản tài chính, mua bán, đầu tư nhiều công ty triển vọng, khiến gia sản của gia tộc ngày càng phát triển. Khi việc buôn bán thuốc phiện bị cấm đoán gắt gao, nhà Sassoon chuyển hướng kinh doanh sang một số lĩnh vực mới như bất động sản, tài chính, du lịch, giải trí…; hai gia tộc trở thành hai đối thủ cạnh tranh khốc liệt trên thương trường.
Sự phát triển cạnh tranh của hai gia tộc Sassoon và Kadoorie gắn liền cũng như có vai trò thúc đẩy quan trọng đối với biến động chính trị lớn của Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử này.
Kaufman viết, hai gia tộc khai thác kiếm được lợi lộc kếch xù từ thị trường Thượng Hải, Trung Quốc. Gia tộc Sassoon thậm chí còn làm giàu từ việc buôn bán thuốc phiện làm hủy hoại hàng triệu con người, khiến tình trạng lầm than, bất bình đẳng thêm trầm trọng.
Đồng thời họ cũng gieo mầm và giúp châm ngòi cho sự bùng nổ về kinh tế khi Trung Quốc vươn mình từ xã hội phong kiến lạc hậu, trở thành một xã hội công nghiệp hiện đại. Sự phát triển của hai gia tộc Sassoon và Kadoorie đã giúp thu hút gia tộc Vinh cùng hàng triệu doanh nhân khác đến thành phố này để theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp, và chính họ là những người đã làm thay đổi diện mạo của Thượng Hải và Trung Quốc cho đến ngày nay.
“Gia tộc Sassoon và Kadoorie đã tạo ra những chuỗi quan trọng trong DNA của Thượng Hải. Victor Sassoon đã xây dựng cho Thượng Hải những tòa nhà nổi bật nhất. Nhà Sassoon và Kadoorie cũng tạo cơ hội cho những người như họ, nhưng quan trọng hơn là cho những người đổ tới Thượng Hải để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi Trung Quốc thay đổi 180 độ vào năm 1978, quyết định mở cửa cũng như chào đón nhiều tổ chức tư bản, không có gì đáng ngạc nhiên khi quốc gia này đã chọn Thượng Hải làm nơi thành lập sàn chứng khoán mới, sàn giao dịch vàng, cũng như tuyển chọn nhiều quan chức cho các ban ngành liên quan đến kinh tế từ thành phố này. Nhiều trong số những nhà lãnh đạo Trung Quốc sáng tạo và có hiểu biết nhất về kinh tế của Trung Quốc đều đến từ Thượng Hải, trong đó có Thủ tướng Chu Dung Cơ, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân”.
Phong cách, tinh thần đổi mới, cởi mở của Thượng Hải đối lập với tính khép kín, chủ nghĩa dân tộc của Bắc Kinh hiện cũng là hai lựa chọn phát triển làm đau đầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ảnh hưởng đến thái độ này của quốc gia này với thế giới.
Viết về lịch sử của hai gia tộc, cuốn sách Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải chứa đựng nhiều câu chuyện li kì về sự thăng trầm của hai gia tộc này. Trong đó theo tiến trình lịch sử của Trung Quốc, với nhãn quan và nhạy cảm chính trị khác nhau, hai gia tộc cuối cùng đã rẽ nhánh ra hai con đường: một là chấm dứt sự phát triển huy hoàng tại đất nước tỷ dân này; hai là vẫn tiếp tục gìn giữ được sự huy hoàng ấy cho đến tận ngày nay.
Tất cả những nội dung hấp dẫn đó đang chờ độc giả tự mình khám phá một cách chi tiết.
Nhận xét về cuốn sách, Tạp chí LA viết: “Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải” là cuốn sách xuất sắc được nghiên cứu kỹ lưỡng và cực kỳ đáng đọc về quá khứ của Trung Quốc. Nó còn hé mở nhiều điều bất ngờ và những bước ngoặt khó lường của số phận trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc.”
Tác giả cuốn sách Jonathan Kaufman là phóng viên từng đạt giải Pulitzer. Ông đã từng theo dõi và viết rất nhiều bài báo, phóng sự về Trung Quốc trong 30 năm cho các tờ báo The Boston Globe, The Wall Street Journal và Bloomberg News…
Tình Lê
Vận động kinh phí mua SGK và đồ dùng học tập cho học sinh khó khăn
Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Thành đoàn TP.HCM và một số đơn vị mở cuộc vận động đóng góp kinh phí mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh
- Đang đèn đỏ, bảo vệ nói 'cứ đi đi', lái xe có nên nghe theo?
- Hạnh phúc ngày về quê: Cháu ào ra đòi quà, mẹ nhốt sẵn gà chờ con gái
- Bố mẹ bị lốc xoáy cuốn lên cao, cậu bé 9 tuổi chạy trong đêm tìm người cứu
- Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2: 3 điểm bỏ túi
- Gọi cốc nước lọc ở quán cà phê, khách hàng phải trả hơn 18 nghìn đồng
最新文章
-
Nhận định, soi kèo U23 Benfica vs U23 Torrense, 21h00 ngày 4/2: Đại bàng gẫy cánh
-
Điều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về thủ tục nộp tiền phạt quy định:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nếu quá thời hạn nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…”.
Nếu hết hạn tạm giữ mà người vi phạm vẫn không nộp phạt để lấy lại GPLX thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17, Nghị định số 115/2013/NĐ/CP:
- Thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX.
Trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm đến nộp phạt để nhận lại GPLX thì phải nộp thêm số tiền chậm nộp phạt (0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp).
Trong 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng, người vi phạm vẫn không đến nộp phạt và nhận GPLX thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu, có thể tiêu hủy theo quy định (Điều 109 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017).
Người dân cần tuân thủ thời gian nộp phạt theo quy định của pháp luật. Ảnh: Cao Nguyên
Không đến nộp phạt để lấy GPLX đã bị tạm giữNếu người vi phạm không đến lấy GPLX theo đúng hẹn, để quá hạn và cố tình điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt như trường hợp vi phạm lỗi không có GPLX. Mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô (Khoản 11, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP).- Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với xe máy.
- Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên.
Nếu người điều khiển phương tiện tiếp tục vi phạm hành vi mới thì sẽ bị lập biên bản vi phạm mới, tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ phương tiện.
Theo Lao Động
" alt="Bị giữ giấy phép lái xe mà không nộp phạt đúng hẹn sẽ bị xử lý ra sao?">Bị giữ giấy phép lái xe mà không nộp phạt đúng hẹn sẽ bị xử lý ra sao?
-
Ảnh minh họa. Nguồn: Sohu Tất nhiên, một vài trường hợp quá khó khăn, cần gấp hoặc người từng giúp bạn, bạn có thể cho vay trong khả năng nhất định. Bạn chỉ nên cho vay một phần nhỏ và phải đảm bảo phần giữ lại vẫn khiến bạn tự tin với mọi biến cố xảy đến.
Đừng vì những lời nói ngon ngọt của người khác mà dốc tài sản cho họ mượn. Bản thân mới quan trọng và hãy quý trọng sức khỏe của mình.
Thứ hai, không được thương hại, bao bọc các con quá đà
Khi bố mẹ bước vào tuổi hưu tức là con cái cũng đã ngoài 30 tuổi. Ở tuổi này, thông thường các con đều lập gia đình, tự lập, tự lo được cuộc sống riêng của mình. Một người may mắn khi bước vào tuổi hưu là người được hưởng sự an nhàn, không phải lo lắng quá nhiều về con cháu.
Tuy nhiên, vẫn còn một số người già vì chiều chuộng con cái từ nhỏ nên khiến con có thói quen dựa dẫm vào bố mẹ ngay cả khi họ thừa sức lao động kiếm tiền.
Bố mẹ bao bọc quá, con cái sẽ ỷ lại, ngại lao động, ghét làm việc, thích sự nhàn hạ. Kết quả là, dù trưởng thành, họ vẫn không thể tự nuôi sống bản thân mình. Họ thậm chí chỉ trông chờ vào số tiền trợ cấp ít ỏi của cha mẹ già. Nếu chẳng may con cái gây ra việc gì không tốt, phải đền bù thiệt hại, cha mẹ lại đứng ra lo liệu. Điều này khiến cuộc sống vốn đã không khá giả lại trở nên khó khăn hơn.
Các bậc cha mẹ nên dạy con cách tự lập, bỏ bớt gánh nặng. Cha mẹ cũng cần thay đổi suy nghĩ, không nên bao bọc con khi chúng đã trưởng thành, khiến con cái mãi không lớn được.
Buông bỏ đúng lúc, để con được hòa nhập vào xã hội, tự vùng vẫy, tự va đập mới vững vàng hơn. Đó là điều tốt nhất cho con, cho cháu. Bao bọc các con cả đời không phải là yêu thương mà là đang hại con. Khi đó, cha mẹ cũng sẽ có tuổi hưu trí yên tâm, vui vẻ, thoải mái hơn với số tiền lương hay tiền tiết kiệm của mình. Và họ cũng không cần phụ thuộc vào bất cứ người con nào.
Thứ ba, đừng sĩ diện hão
Nhiều người có quan điểm, sau khi có của ăn của để phải thể hiện cho một vài người biết thể diện của mình. Nhưng sẽ chẳng có ai trân trọng "sự cao cả" của bạn dù bạn có bỏ ra cả xấp tiền để mời họ ăn uống.
Một cuộc sống tốt đẹp không cần phải cho người khác thấy, chỉ bạn thấy là đủ. Thay vì tiêu tiền để những kẻ từng coi thường bạn "sáng mắt" thì hãy dùng số tiền đó mua những thứ tốt cho sức khỏe, giúp bạn vui vẻ, thoải mái hơn.
Sau khi về hưu, dù có bao nhiêu tiền thì quan tâm tới bản thân mới là việc quan trọng nhất. Đối với những người và những việc không liên quan khác, bạn hãy bỏ ra khỏi cuộc sống của mình. Đó mới là điều bạn nên làm để khiến cuộc sống hưu trí đáng sống, được tận hưởng đúng nghĩa.
5 điều con cái tuổi teen mong muốn được nghe từ bố mẹ
Đôi khi cha mẹ đã hy sinh mọi thứ chỉ mong con mình hạnh phúc. Tuy nhiên, điều ấy có thể chưa đủ nếu cha mẹ chưa biết cách hiểu và ứng xử phù hợp." alt="Về hưu, có nhiều tiền tiết kiệm cũng đừng làm 3 điều này">Về hưu, có nhiều tiền tiết kiệm cũng đừng làm 3 điều này
-
Giấc ngủ là một phần quan trọng của cuộc sống và nếu mỗi ngày chúng ta không có vài tiếng nằm nghỉ ngơi, thì ta đang vô tình đến gần hơn với tử thần. Vì vậy, khi ai đó hoặc một cái gì đó làm gián đoạn giấc ngủ của mình, bạn sẽ cố hết sức để tìm cho ra nó bằng mọi cách.
Một chàng trai gần đây thấy mình khó thở khi ngủ mỗi đêm nên quyết định làm sáng tỏ mọi chuyện.
Anh đầu tư hẳn một chiếc camera trên đầu giường để quay lại những gì xảy ra mỗi đêm, nhưng những gì anh thấy thật bất ngờ.
Khi xem lại đoạn phim, anh gật gù thừa nhận thủ phạm cho những giấc ngủ kém của mình hằng đêm.
Đầu tiên là ngắm nhìn "con sen" của mình.
Sau đó là thoái mái nằm trên mặt "con sen".
Cuối cùng là căn đúng giờ thức dậy để "con sen" nó không phát hiện ra mình.
Hóa ra con mèo cưng của anh ta đã vào phòng và thản nhiên ngồi lên mặt anh trong khi anh chẳng hề hay biết.
Bài viết trên Twitter của anh chàng nhanh chóng khiến cư dân mạng thích thú với hơn 1,4 triệu lượt thích và hơn 360,000 lượt chia sẻ.
Hàng nghìn người cũng vào bình luận trong bài viết của anh với phần lớn là trêu đùa anh chàng.
“Con mèo của bạn đang cố ám sát bạn đấy”.
“Con mèo này đáng yêu thật đó, nhưng hãy tin tôi đi, nó đang cố gắng giết bạn từ từ đó”.
Cùng hoàn cảnh với anh chàng này, các “con sen” bắt đầu chia sẻ những câu chuyện dở khóc dở cười mà “boss”của họ làm khi họ đang ngủ.
“Nửa đêm tôi bật dậy thì thấy con mèo của tôi đang ngồi ngay trên đầu và nhìn chằm chàm vào mặt tôi”.
“Con mèo của tôi cũng có thói quen ngủ trên mặt của chủ nó. Tôi thỉnh thoảng phải bật dậy vì cái bụng béo của nó thực sự làm tôi không thở được”.
Ngại kết hôn, sợ cô đơn, giới trẻ Trung Quốc nuôi thú cưng như con
Lớn lên ở một đất nước từng coi thú nuôi là điều xa xỉ, những người trẻ Trung Quốc ngày nay không tiếc tiền nuôi dưỡng, chăm sóc các loài động vật với hy vọng có bạn đồng hành.
" alt="Đặt camera phòng ngủ, chàng trai phát hiện nguyên nhân khiến anh khó thở hằng đêm">Đặt camera phòng ngủ, chàng trai phát hiện nguyên nhân khiến anh khó thở hằng đêm
-
Nhận định, soi kèo Angers vs Le Havre, 23h15 ngày 2/2: Dìm khách xuống đáy
-
Trái ngược với những căn nhà cao chọc trời, các khu thương mại sầm uất, những con đường thông thoáng ở bên kia Nguyễn Trãi - Nguyễn Cư Trinh - Trần Đình Xu - Cống Quỳnh là khung cảnh tối tăm ở khu phố 8, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM. Vào sâu bên trong, từng con hẻm nhỏ, rộng chỉ hơn 1m và những con hẻm ngoằn ngoèo, hun hút như mê cung. Tất cả, chỉ có một đường ra duy nhất là con hẻm lớn 245 Nguyễn Trãi.
Có những con hẻm ở Mả Lạng rộng chỉ nửa mét, không gian tối tăm. Căn nhà rộng hơn 3m2 của vợ chồng bà Nguyễn Thị Hoàng, hiện 61 tuổi nằm giữa khu phố. Bên trong, tủ lạnh, tủ quần áo, tủ chén bát được sắp xếp khá gọn hoặc treo lên tường nhưng vẫn chật cứng. Khoảng trống ở giữa làm nơi sinh hoạt, ăn uống và mắc võng cho cháu ngủ rộng chỉ 0,5 m.
Giữa trưa nắng nhưng ở các con hẻm trong xóm Mả Lạng tối om. ‘Nói là nhà cho oai, chứ nó không khác một cái hang. Đến bữa ăn, cả gia đình lấy tô xúc ăn. Tối ngủ, phải co chân lại. Bây giờ, nhà tôi làm thêm cái gác ở trên nên không gian sinh hoạt rộng hơn một chút. Trước đây, ngoảnh chỗ nào cũng thấy người’, bà Hoàng thở dài nói.
Nhà chật, các con bà Hoàng có gia đình riêng phải ra ngoài thuê phòng ở. Hiện, căn nhà chỉ có hai vợ chồng bà. Hằng ngày, ông đi chạy xe ôm, bà ở nhà bán tạp hóa và giữ cháu cho các con đi làm.
Bà Hoàng cho biết, vì chưa tìm được nơi nào thích hợp, một phần sống ở đây lâu đã quen nên giờ không biết phải chuyển đi đâu. Nhìn hai hàng xe máy nối đuôi nhau từ ngoài hẻm 245 vào sâu bên trong, người phụ nữ sinh năm 1958 thở dài: ‘Cũng vì chật mà các gia đình phải để xe bên ngoài’.
Bà Hoàng kể, trước đây, cả khu phố phải dùng chung 6 nhà vệ sinh công cộng. Gần 600 hộ dân khi đó phải thay phiên nhau tắm rửa, tiểu tiện. Vào giờ cao điểm thì luôn bị tắc đường.
Các gia đình sống chen chúc nhau trong không gian chật hẹp. Hiện, 6 nhà vệ sinh công cộng phải dỡ bỏ để làm nhà ở, vì các nhân khẩu cứ tăng lên. Nhà nhỏ, người đông, các gia đình lấn chiếm đường làm ban công. ‘Nhà này làm, nhà khác cũng làm theo. Riết rồi ai cũng thi nhau làm. Đường vào cũng vì thế trở nên tối om, nhỏ hẹp. Có khi ban ngày cũng phải bật điện. Nhưng ở chỗ này quen rồi, không ai muốn chuyển đi hết’, bà Hoàng nói.
Cách đó mấy căn, căn nhà rộng 9m2 của vợ chồng ông Trần Văn Dực, hiện 82 tuổi ban ngày nhưng tối om. Giữa trưa, mất điện, ông phải mang tô cơm ra ngoài ngồi ăn. Cơm vừa dọn xong thì trời đổ mưa, ông lại phải mang thức ăn vào nhà.
Căn nhà của bà Hoàng rộng chỉ hơn 3m2. Cụ ông cho biết, vợ chồng ông ở Mả Lạng từ trước năm 1975. Hồi đó, vợ chồng ông đi đến vùng kinh tế mới làm ăn, nhưng không thành công nên phải về lại thành phố. Khi hai vợ chồng đang sống lang thang thì được gọi về xóm sống, được nhà nước cho thuê căn nhà này. Mỗi tháng, vợ chồng ông phải trả tiền thuê nhà là 38.000 đồng.
Từ khi nghe tin Mả Lạng là khu giải tỏa đến nay, vợ chồng ông đứng ngồi không yên. ‘Khu này có kế hoạch giải tỏa gần 20 năm rồi. Nhưng chúng tôi cũng chỉ nghe nói chứ không biết khi nào người ta thực hiện.
Vợ chồng tôi già rồi, không biết thời gian tới sẽ đi về đâu. 7 đứa con thì 6 đứa dọn ra ngoài sống rồi. Giờ còn vợ chồng tôi với vợ chồng thằng út và hai đứa cháu nội sống trong căn nhà nhìn đâu cũng thấy người và đồ dùng này’, ông Dực nói.
Căn nhà 9m2 của vợ chồng ông Dực lúc nào cũng tối tăm, phải bật điện cả ngày. Thiếu tá Nguyễn Hoài Nam, Phó trưởng công an phường Nguyễn Cư Trinh cho biết, trước đây, các căn nhà ở Mả Lạng được dựng bằng tôn và ván ép. Đường đi bằng đất, cứ mưa là lầy lội. Cả xóm lúc đó trông rất nhếch nhác, điêu tàn. Mấy năm trở lại đây, gần 600 căn nhà trong xóm được xây bằng tường gạch, đường đổ bê tông mới sạch như hiện tại.
‘Nếu như trước đây, người dân ở khu phố sống trong nỗi lo về các tệ nạn xã hội, thì giờ đây, điều họ lo là không biết rồi đây căn nhà mình đang ở sẽ ra sao. Nhiều người muốn chuyển nhà đi nơi khác, nhưng việc đền bù chưa thỏa đáng nên chưa làm được’, thiếu tá Nam nói.
Giữa trưa, điện mất, ông Dực phải mang cơm ra ngoài ăn. Ông cho biết, cả ông và những người dân ở khu Mả Lạng đều có một nỗi lo chung là không biết nhà mình bị đập khi nào, thời gian tới sẽ phải đi đâu. Theo kiểm kê của UBND quận 1, khu vực Mả Lạng có gần 600 căn nhà dưới 20 m2. Trong đó chủ yếu là những căn nhà ‘tí hon’ đã xuống cấp. Không gian sống, điều kiện vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy ở đây không đảm bảo.
TP.HCM có kế hoạch giải tỏa, chỉnh trang khu Mả Lạng từ năm 2000. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án này vẫn bị treo.
Thiếu tá Nam cho biết, việc thỏa thuận giữa người dân đã diễn ra nhiều lần, nhưng vì nhiều hộ dân thấy mình không được đền bù thỏa đáng nên không đồng ý.
Cụ bà Sài Gòn ngả lưng trên thân cây khô chờ cháu ngoại đi thi
Tranh thủ thời gian chờ cháu làm bài thi, bà Mười (73 tuổi, TP.HCM) ngả lưng trên thân cây khô ngoài cổng trường chờ cháu.
" alt="Cảnh khó tin trong gần 600 căn nhà tí hon giữa trung tâm Sài Gòn">Cảnh khó tin trong gần 600 căn nhà tí hon giữa trung tâm Sài Gòn